Quy định ghi tem nhãn mác hàng hóa – sản phẩm

TEM NHÃN MÁC HÀNG HÓA – SẢN PHẨM LÀ YẾU TỐ KHÔNG THỂ THIẾU ĐỐI VỚI CÁC LOẠI HÀNG HÓA, SẢN PHẨM
Bạn là doanh nhân, bạn là nhà sản xuất, bạn đang là nhà phân phối một ( hoặc nhiều) loại hàng hóa- sản phẩm nào đó. Hay đơn giản, bạn là một nhà tiêu dùng thông thái. Tôi chắc chắn khi bạn giao dịch mua bán một sản phẩm hàng hóa nào đó thì có một yếu tố bạn không thể không quan tâm đến. Đó là Tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm.

Tem nhãn mác hàng hóa – sản phẩm là thứ không được thiếu khi hàng hóa lưu thông phân phối một cách chính thống trên thị trường. Nó được pháp luật quy định nghiêm ngặt, đòi hỏi bạn phải tuân thủ nghiêm túc quy định ghi tem nhãn mác nếu không muốn bị dây dưa đến các rắc rối sau này.

Bài viết này chúng tôi sử dụng tư liệu trích dẫn các quy định từ Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa, hy vọng sẽ giúp bạn trang bị kiến thức pháp luật nhất định để có góc nhìn đúng đắn, nắm chắc quy định ghi tem nhãn mác tránh phạm phải những sai sót không đáng có, nhằm phòng tránh các thiệt hại lâu dài về sau.

QUY ĐỊNH GHI TEM NHÃN MÁC HÀNG HÓA – SẢN PHẨM

Tem nhãn mác hàng hóa – sản phẩm là gì?

QDT2- Tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm có thể là các Logo, hình ảnh hoặc bao gồm hệ thống chữ và hình ảnh được chúng ta in ấn, chạm khắc, viết vẽ trực tiếp ngay trên sản phẩm.

Theo quy định của pháp luật , được định nghĩa cơ bản về tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm như sau: Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa
Như vậy: tem nhãn mác hàng hóa – sản phẩm có thể là các Logo, hình ảnh hoặc bao gồm hệ thống chữ và hình ảnh được chúng ta in ấn, chạm khắc, viết vẽ trực tiếp ngay trên sản phẩm, bao bì sản phẩm hoặc chúng ta có thể in ấn chế tác riêng biệt trên một chiếc tem nhãn mác và dán hoặc ghim, đính lên sản phẩm, bao bì sản phẩm.

Giới thiệu về tem nhãn sản phẩm
Tem nhãn sản phẩm là gì?

Quy định sử dụng vật liệu làm tem nhãn mác

QDT3- Tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm được làm từ nhiều loại vật liệu như: Giấy, vải, nilon, Decal, kim loại, nhôm đồng, inox, mica, nhựa, gỗ, đá…. để chế tác.

Pháp luật không chỉ ra yêu cầu cụ thể cho việc sử dụng vật liệu Tem nhãn mác hàng hóa – sản phẩm. Trên thực tế thì chúng ta có thể sử dụng rất nhiều các vật liệu như:

  • Giấy
  • Vải
  • Nilon
  • đề can
  • Kim loại: nhôm đồng, inox
  • Mica
  • Nhựa
  • Gỗ
  • Đá….

Để chế tác nên chiếc Tem nhãn mác tùy thuộc từng loại hàng hóa- sản phẩm khác nhau.

Nguyên liệu sản xuất tem mác
Các nguyên liệu sản xuất tem mác

Quy định về nội dung bắt buộc của tem nhãn mác hàng hóa

QDT4- Tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm là phương tiện rất hữu hiệu để nhà sản xuất, nhà kinh doanh phân phối, thông tin quảng bá cho hàng hóa và các loại sản phẩm của mình.

Theo quy định từ Điều 10, Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ thì nội dung bắt buộc của tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm được quy định rất cụ thể:

1. Thể hiện đầy đủ thông tin về tên hàng hóa.
2. Thể hiện đầy đủ thông tin về tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.
3. Thể hiện đầy đủ thông tin về xuất xứ hàng hóa.
4. Theo tính chất của mỗi loại hàng hóa, có thể cần được bổ sung hoặc bắt buộc phải ghi thêm các nội dung khác như: kích thước, định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản v.v…

Đối với nhó​m hàng lương thực

Nội dung nhãn mác hàng hoá trong nhóm lương thực cần đảm bảo có đầy đủ các thông tin sau đây:

  • Định lượng
  • Ngày sản xuất
  • Hạn sử dụng
  • Thông tin cảnh báo (nếu có).

 

Đối với nhóm hàn​g thực phẩm

Quy định mới nhất về ghi nhãn hàng hoá dành cho nhóm hàng thực phẩm cần có những nội dung sau:

  • Định lượng;
  • Ngày sản xuất;
  • Hạn sử dụng;
  • Thành phần và giá trị dinh dưỡng của hàng hóa;
  • Thông tin cảnh báo;
  • Công dụng, cách bảo quản và hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

 

Đối với nhóm hàng thực p​hẩm bảo vệ sức khỏe

Nhóm hàng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ cần tuân thủ quy định mới nhất về ghi nhãn hàng hoá như sau:

  • Định lượng;
  • Ngày sản xuất;
  • Hạn sử dụng;
  • Thành phần và giá trị dinh dưỡng của hàng hóa;
  • Công dụng, đối tượng sử dụng, hướng dẫn sử dụng và cách bảo quản sản phẩm;
  • Khuyến cáo về các nguy cơ có thể xảy ra nếu sử dụng sản phẩm;
  • Cần ghi cụm từ “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe” và “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Quy định ghi tem nhãn mác hàng hóa - sản phẩm là thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Quy định ghi tem nhãn mác hàng hóa – sản phẩm là thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Quy định về vị trí gắn tem nhãn mác lên hàng hóa – sản phẩm

QDT5- Tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.

Không phải nhãn sản phẩm hàng hóa có thể gắn ở đâu cũng được mà chính phủ đã có quy định riêng rất rõ ràng từ Điều 4, Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ:

  • Thứ nhất: Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
  • Thứ hai: Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

Quy định về màu sắc của tem nhãn mác

QDT6- Tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm như: màu sắc của chữ, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, chữ số, ký hiệu phải rõ ràng, không bị lem, bị mờ, không bị tẩy xóa. Người tiêu dùng phải đọc được trong điều kiện bình thường.

Đối với màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm phải rõ ràng. Cần lưu ý: Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định pháp luật thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của tem nhãn mác hàng hóa – sản phẩm.

Trên thực tế thì các nội dung thể hiện trên Tem nhãn mác hàng hóa – sản phẩm như: màu sắc của chữ, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, chữ số, ký hiệu phải rõ ràng, không bị lem, bị mờ, không bị tẩy xóa. Người tiêu dùng phải đọc được trong điều kiện bình thường.

Quy định về kích thước của tem nhãn mác hàng hóa – sản phẩm

QDT7- Tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm có kích thước, chữ và số rõ ràng, đảm bảo người tiêu dùng đọc được bằng mắt thường.

Kích thước của tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm là do cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm đối với hàng hóa, sản phẩm tự xác định. Kích thước chữ và số thể hiện trên tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 5 Nghị định 43/2017/NĐ-CP cụ thể như sau:

Tem nhãn mác hàng hóa – sản phẩm phải có đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật.

Kích thước chữ và số trên tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm phải đảm bảo đủ để đọc bằng mắt thường và các quy định cụ thể như sau:

  • Kích thước chữ và số trên tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm thể hiện đại lượng đo lường thì phải tuân thủ quy định của pháp luật về đo lường
  • Trường hợp hàng hóa là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn thì chiều cao chữ của các nội dung bắt buộc trên nhãn không được thấp hơn 1,2 mm. Đối với trường hợp một mặt của bao gói dùng để ghi nhãn (không tính phần biên giáp mí) nhỏ hơn 80 cm2 thì chiều cao chữ không được thấp hơn 0,9 mm.

Quy định về kích thước của tem nhãn mác hàng hóa

Quy định về ngôn ngữ trên tem nhãn mác sản phẩm

QDT8- Tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm đối với hàng hóa, sản phẩm sản xuất và lưu thông trong nước phải được ghi bằng tiếng Việt.

Theo quy định của Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì ngôn ngữ được sử dụng để trình bày trên tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm, có nội dung cụ thể như sau:

  • Đối với những nội dung bắt buộc thể hiện trên tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ các trường hợp sau, các nội dung được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh:
  • Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;
  • Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc
  • Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;
  • Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa.

Đối với các loại hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, pháp luật quy định ngoài việc thực hiện quy định hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt thì nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác cần phải tương ứng nội dung thể hiện bằng tiếng Việt trước đó. Kích thước chữ được ghi trên tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.

Đối với các loại hàng hóa được các cá nhân, tổ chức nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện một cách chưa được đầy đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì các cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa cần phải có nhãn phụ để thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Quy định ghi tem nhãn mác
Quy định ghi tem nhãn mác

Quy định về ghi nhãn phụ

QDT9- Tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ.

  • Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc
  • Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
  • Đối với việc ghi nhãn phụ thì phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc đã có trước đó.
  • Nhãn phụ được sử dụng đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường.
  • Nội dung các cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa ghi trên nhãn phụ phải là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Các tổ chức, cá nhân ghi nhãn cần phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.

Cần lưu ý rằng, đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì trên nhãn phụ phải có dòng chữ in đậm có nội dung: “Được sản xuất tại Việt Nam”.

Những hàng hóa sau đây không phải ghi nhãn phụ:

  • Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường
  • Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường

 

Những điều cần biết khi in tem nhãn thuốc

Quy định về trách nhiệm ghi tem nhãn mác hàng hóa – sản phẩm

QDT10- Các tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm ghi tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm kể cả nhãn phụ. Việc ghi tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm cần phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.

Trách nhiệm ghi tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm được pháp luật nước ta quy định như sau:

  • Các tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm ghi tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm kể cả nhãn phụ. Việc ghi tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm cần phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.
  •  Đối với các loại hàng hóa được các tổ chức, cá nhân sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm. Cũng cần lưu ý rằng, trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm của mình.
  • Đối với các trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại hàng hóa, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
  • Đối với các loại hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ thì các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 và các khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ trước khi đưa sản phẩm đó ra lưu thông và các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải giữ nguyên nhãn gốc của các sản phẩm đó.

Với đội ngũ thiết kế viên và kĩ thuật viên có trình độ kỹ thuật cao, kinh nghiệm dày dặn, sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống dây chuyền thiết bị sản xuất hiện đại, Việt Hàn sẽ cung cấp cho khách hàng những bộ tem nhãn mác hàng hóa- sản phẩm tốt nhất với chi phí giá thành hợp lý.

Trong quá trình Quý khách sử dụng dịch vụ làm tem nhãn mác hàng hóa – sản phẩm tại CÔNG TY CỔ PHẦN IN VIỆT HÀN, mọi ý kiến thắc mắc hoặc đóng góp hãy liên hệ ngay với tư vấn viên chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.


CÔNG TY CỔ PHẦN IN VIỆT HÀN

Địa chỉ VP : Tầng 2, Tòa nhà Golden Park, Do Nha, Phương Liễu, Quế Võ, Bắc Ninh.
Facebook: In Việt Hàn
Website: inviethan.com.vn
Hotline : 0328.154.668
Email : inviethan0018@gmail.com

Bài viết liên quan